Lịch sử phát triển Máy_bay_tiêm_kích

Từ "tiêm kích" không trở thành thuật ngữ tiếng Anh chính thức cho một máy bay chiến đấu một chỗ cho đến khi Chiến tranh Thế giới I nổ ra. Ở Anh, những máy bay một chỗ như vậy vẫn tiếp tục được gọi là "do thám" vào đầu những năm 1920. Còn trong các thứ tiếng Pháp, Ý, ĐứcBồ Đào Nha thuật ngữ "tiêm kích" được sử dụng có nghĩa đen là "người đi săn" (hiện nay các thuật ngữ đó vẫn được sử dụng), trong khi ở Nga máy bay tiêm kích được gọi là "истребитель" mà nghĩa đen là "người hủy diệt". Ở Mỹ có lẽ do trước đây vì dịch sai từ tiếng Pháp "chasseur" mà máy bay tiêm kích của người Mỹ được gọi là máy bay tiêm kích "theo đuổi" ("pursuit") cho đến tận cuối những năm 1940.

Cho dù dưới bất cứ tên gọi nào được sử dụng thì máy bay tiêm kích đã được phát triển để đối phó với việc các quốc gia bước đầu sử dụng máy bay và khí cầu điều khiển tham chiến trong Chiến tranh thế giới I với vai trò trinh sát và tấn công mặt đất. Vào lúc đầu nó chỉ là loại máy bay chiến đấu còn chưa được chuyên môn hoá được phát minh để tăng cường cho các phương tiện bay khác, nhất là các loại khinh khí cầu quân sự nặng nề thường dùng lúc bấy giờ. Những máy bay tiêm kích thời này thường làm bằng gỗ, động cơ cánh quạt, có hai cánh đôi và trang bị súng máy trên buồng lái.

Các cuộc chiến tranh trên không ngày càng trở nên quan trọng, việc chiếm quyền kiểm soát không phận cũng vì thế mà được ưu tiên hàng đầu. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, máy bay tiêm kích chủ yếu là máy bay một tâng cánh hoàn toàn làm bằng kim loại với những khẩu pháo hoặc súng máy hạng năng đặt ở cánh. Vào cuối cuộc chiến, những máy bay phản lực một luồng khí (turbojet) đã bắt đầu thay thế những máy bay động cơ pít-tông như một thúc đẩy mới trong kỹ thuật hàng không, tên lửa đã được sử dụng tăng cường hoặc thay thế những khẩu súng.

Dựa trên những mục đích nghiên cứu lịch sử, những máy bay tiêm kích phản lực được phân loại theo thế hệ. Thuật ngữ thế hệ được người Nga đề xướng sử dụng như một cách nói biện hộ trong việc nói đến F-35 Lightning II như một máy bay "thế hệ thứ 5".

Những máy bay tiêm kích phản lực hiện đại phần lớn được trang bị một hoặc hai động cơ phản lực cánh quạt đẩy (turbofan), vũ khí chính là tên lửa (với máy bay tiêm kích ban ngày hạng nhẹ thường có ít nhất 2 tên lửa, cho đến 8 đến 10 tên lửa đối với máy bay tiêm kích ưu thế trên không như Su-27 Flanker hoặc F-15 Eagle), với một khẩu pháo như một vũ khí dự phòng (điển hình là loại pháo cỡ từ 20 đến 30 mm), và trang bị với một radar như một phương pháp chính để phát hiện, theo dõi và khóa mục tiêu.